-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Top 10 mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được ưa chuộng nhất
Đăng bởi Nguyễn Đăng Dương vào lúc 26/04/2025
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là biểu tượng của lòng từ bi và sự cứu độ, thường được thờ trong gia đình, các ngôi chùa và đền miếu để cầu bình an, sức khỏe, may mắn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10 mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn đẹp, được săn đón nhiều nhất hiện nay.
Hình tướng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn
Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn (hay Thiên Thủ Quan Âm) được biết đến với hình tướng độc đáo và phức tạp. Ngài được khắc họa với 40 cánh tay, trên mỗi tay có 01 con mắt và mỗi cánh tay có 25 công dụng, vậy nên được gọi là nghìn tay nghìn mắt. Hai tay chính của Ngài ở giữa tạo ấn hiệp chưởng, 38 tay hai bên cầm các loại binh khí, pháp khí như chày Kim Cang, bảo kiếm, bảo ấn,... Mỗi vật đều mang ý nghĩa sâu sắc và tượng trưng cho sự hộ trì, cứu độ chúng sinh.
Mẫu tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn dát vàng
Phần đầu của Ngài có 11 khuôn mặt tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ và được sắp xếp theo 5 tầng, đại diện cho Ngũ Trí Phật. Tầng trên cùng tượng trưng cho Pháp thân, tầng thứ hai tượng trưng cho Báo thân và ba tầng dưới cùng tượng trưng cho Hóa thân (tương ứng với 9 phần đầu còn lại).
Trong 9 khuôn mặt ở ba tầng dưới cùng:
- 3 khuôn mặt bên phải biểu tượng cho năng lực thuyết pháp của Phật A Di Đà.
- 3 khuôn mặt ở giữa biểu trưng cho Đại viên cảnh trí, tức Phật A Súc Bệ ở phương Đông. Những khuôn mặt này đại từ đại bi, thấy chúng sinh làm thiện mà sinh tâm an lạc.
- 3 khuôn mặt bên trái biểu thị cho Bình đẳng tính trí, cho năng lực hàng phục ngã ác của Bảo Sanh Như Lai ở phương Nam. Những khuôn mặt này thể hiện tướng phẫn nộ do thấy chúng sinh làm ác, đồng thời để hàng phục những chúng sinh cang cường khó độ.
Thông thường, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được mô tả trong tư thế ngồi trên tòa sen, ngồi kiết già hoặc bán kiết già. Tuy nhiên, cũng có một số tượng được khắc họa trong tư thế đứng.
Lưu ý khi thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn tại nhà
Vị Quan Âm Thiên Thủ có nghìn tay nghìn mắt biểu thị sự viên mãn vô ngại, lòng từ bi và bao dung vô độ. Nếu chúng sinh trì niệm phụng thờ, Ngài sẽ dùng nghìn tay hộ trì, nghìn mắt chiếu thấy để tiêu diệt tai họa, hàng phục tà ma, mang lại niềm vui, lạc quan và bình an cho gia chủ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau khi thờ tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn tại nhà:
Vị trí đặt bàn thờ
- Nên đặt bàn thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn tại vị trí chính của phòng khách, đối diện chỗ ngồi của chủ nhà, giúp gia chủ cảm nhận sự an lạc.
- Nếu có điều kiện, gia chủ nên đặt bàn thờ ở một không gian riêng, dựa vào tường và đối diện cửa sổ để có đủ ánh sáng. Tuyệt đối không đặt chung bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên.
- Tránh đặt bàn thờ ở nơi gần phòng ngủ, phòng vệ sinh, nhà bếp, gầm cầu thang hoặc nơi ồn ào, nhiều người qua lại.
- Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để chọn vị trí đặt bàn thờ phù hợp nhất.
- Trong trường hợp nhà có không gian hạn chế, đặt tượng ở vị trí trung tâm và nơi cao nhất trong nhà.
- Nếu gia đình có ban Thần Tài, Thổ Địa thì bàn thờ Phật phải đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất.
Cách đặt tượng trên bàn thờ
- Trường hợp 1 – chỉ thờ Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn: Đặt tượng Ngài ở vị trí trung tâm bàn thờ.
- Trường hợp 2 – thờ theo bộ tượng: Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn thường không đi với các vị Phật khác, do vậy, cần đặt tượng Ngài ở chính giữa, hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ hầu.
Đồ lễ thờ
Chỉ thờ cúng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồ chay, hoa quả hoặc xôi chè vào các ngày lễ. Không được cúng cỗ mặn, đặt tiền vàng hay bùa chú lên bàn thờ Phật, bởi điều này hoàn toàn trái ngược với giáo nhà lý Phật.
Lưu ý trong thờ cúng
- Khi hành lễ, gia chủ cần ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tề.
- Tuân thủ các giới luật của đạo Phật khi thờ cúng.
- Không xức nước thơm lên tượng, bởi theo Đức Phật hương thơm được cho là không tịnh, gây mê đắm.
- Gia chủ cần hướng thiện tu hành, sống theo chỉ dạy của Ngài để được Ngài dẫn đường chỉ lối.
Ngày thỉnh tượng
Những ngày tốt để thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bao gồm: mùng 1, ngày rằm, ngày 19/2 âm lịch (ngày vía Đức Quán Thế Âm), ngày 19/6 âm lịch (ngày Phật thành đạo) và ngày 19/9 âm lịch (ngày Phật xuất gia).
Trước khi thỉnh tượng, gia chủ cần thực hiện các nghi lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị. Suốt quá trình thỉnh tượng cần ăn chay, niệm Phật, tụng kinh để bày tỏ lòng thành kính.
Tuyển chọn 10 mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được tìm mua nhiều nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn với đa dạng kiểu dáng, kích thước và chất liệu. Tuy nhiên, quý khách nên cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được pho tượng Phật phù hợp với không gian thờ tự và mang lại vượng khí tốt lành.
Tại Đúc đồng Dương Quang Hà, chúng tôi tự hào là xưởng sản xuất đồ thờ bằng đồng lớn nhất Nam Định. Mỗi bức tượng Phật của chúng tôi đều được chế tác bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, đảm bảo đem đến những sản phẩm chất lượng nhất cho quý khách. Dưới đây là một số mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng đẹp, bán chạy tại Đúc đồng Dương Quang Hà:
>> Xem thêm: Địa chỉ mua tượng Phật Chuẩn Đề bằng đồng uy tín
>> Xem thêm: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát: Ngài là ai? Có thật không?
>> Xem thêm: Tượng Phật Thích Ca bằng đồng: Biểu tượng của lòng từ bi và trí tuệ
Nếu quý khách muốn tìm thêm các mẫu tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng đẹp cho gia đình, vui lòng liên hệ với Đúc đồng Dương Quang Hà theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng!
Trụ sở Công ty và Xưởng SX:
Khu A - Thị Trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định
Hotline/Zalo/Viber: 0798.66.9999
Email: Mynghequangha@gmail.com
Facebook: Đúc Đồng Dương Quang Hà - GROUP
Hệ thống showroom: Tham khảo tại đây