-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tượng đồng Lý Thường Kiệt - Vinh danh vị tướng tài ba thời nhà Lý
Đăng bởi Nguyễn Đăng Dương vào lúc 15/04/2021
Lý Thường Kiệt là một trong những danh tướng tài ba nhất vào thời nhà Lý với rất nhiều chiến công hiển hách, đồng thời ông cũng là một nhà quân sự, chính trị vĩ đại mà bấy giờ người người đều biết. Ở khắp nơi trên đất nước ta, tượng đồng Lý Thường Kiệt đã được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông.
Vài nét về Lý Thường Kiệt
Nguyên danh của ông là Ngô Tuấn, biểu tự Thường Kiệt, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập – hoàng tử trưởng của Ngô Quyền, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội). Sau vì có công, được triều đình ban quốc tính, ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt.
Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là một con người ham học hỏi, chăm chỉ, có chí hướng và rất chuyên tâm nghiên cứu về binh pháp. Vì vẻ ngoài sáng suốt của mình, Lý Thường Kiệt được vào cung làm thái giám dưới triều đại Lý Thái Tông.
Nhờ tài năng và trí thông minh, sự nghiệp của ông thăng tiến đến chức Nội thị sảnh đô tri khi mới 35 tuổi. Dưới thời vua Lý Thánh Tông, ông lên tới chức Bổng hành quân hiệu uý, rồi sau đó là Kiểm hiệu thái bảo.
Lý Thường Kiệt có tài kêu gọi dân chúng, khi người Mường ở biên giới quấy rối năm 1061, ông đã hoàn toàn thuyết phục và trấn an được lòng người ở cả năm châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động.
Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã lập được nhiều chiến công lớn như đánh bại Chiêm Thành (1069), đánh phá ba châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075 - 1076) hay phá hủy âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống do tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077).
Năm 1802, ông thôi chức Tể tướng và về làm việc tại nhậm trấn Thanh Hóa. Tuy nhiên, 19 năm sau, vua Lý Nhân Tông muốn mời ông làm quan trong triều một lần nữa, ông trở về làm một vị tướng dũng mãnh xung phong đánh bại quân Lý Giác ở Diễn Châu (1103), dẹp giặc Chiêm Thành tại Bố Chính (1104).
Ông mất vào tháng 6 năm 1105, thọ 86 tuổi và được vua Lý Nhân Tông ban chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Nhắc đến Lý Thường Kiệt ta cũng không thể không nhớ đến bài thơ “Nam quốc sơn hà” vang danh sông núi được ra đời vào năm 1077 đã khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt ta:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Đền thờ của ông đã được lập ra khắp nơi, chủ yếu là tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa tên ông vào danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Các lưu ý khi thỉnh/rước tượng
Trong quá trình thỉnh tượng
Khi đã chuyển tượng ra khỏi xưởng sản xuất, đảm bảo rằng tượng được di chuyển một mạch về nhà và không nên dừng chân tại bất cứ địa điểm nào trong quá trình ấy.
Quan sát kĩ bức tượng
Bức tượng được lựa chọn nên là một bức tượng có bề mặt bên ngoài nhẵn bóng, không bị xước, mẻ hay có những dấu vết lạ. Cũng nên chú ý đến dáng vẻ khuôn mặt và hướng ngồi của tượng, nếu có gì thắc mắc cần đặt câu hỏi ngay cho cơ sở sản xuất.
Lựa chọn vị trí đặt tượng
- Nên đặt tượng tại bàn thờ ở vị trí trung tâm của phòng
- Không nên đặt gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang hay lối đi lại vì có thể gây nên sự bất kính đối với tượng
- Không nên đặt chung với bàn thờ gia tiên
- Nếu bắt buộc phải đặt chung với bàn thờ gia tiên thì nên đặt tượng tại vị trí chính giữa và cao nhất, nhưng không được thờ chung bát hương
- Đặt tượng tại phòng kín, không gian tĩnh lặng để có thể an yên thờ cúng, tránh đi những thị phi của cuộc sống bên ngoài
Về việc vệ sinh tượng
Không nhất thiết phải vệ sinh tượng mỗi ngày, khi nhận thấy có bụi bám thì hãy dùng một chiếc khăn mới màu trắng để lau, nếu vết bẩn khó có thể lau sạch thì hãy cân nhắc tới việc “tắm” cho tượng.
Thành tâm cúng bái
Thờ cúng là một trong những tín ngưỡng đẹp của dân tộc Việt Nam, con người tìm đến tượng đồng để tâm hồn của họ có thể trở nên thanh khiết và trong sạch hơn, vì vậy khi cúng bái, không nên có những ý niệm xấu xa, những toan tính âm mưu muốn chiếm đoạt của người khác.
Một số mẫu tượng Lý Thường Kiệt linh thiêng nhất
Nếu đang có mong muốn thỉnh tượng, mời bạn cùng tham khảo những mẫu kiệt tác tượng Lý Thường Kiệt được chính tay các nghệ nhân tạo nên với biết bao mồ hôi và công sức sau đây.
Tự hào là thương hiệu làng nghề đúc đồng truyền thống nổi tiếng tại Vạn Điểm, Ý Yên, Nam Định với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng ngàn sản phẩm bán ra mỗi năm, Công ty TNHH Đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà luôn sẵn sàng cung cấp cho quý khách những mẫu tượng đồng được sản xuất và chạm khắc một cách tinh tế nhất.
Ngoài ra, quý khách cũng có thể tham khảo thêm top những mẫu tượng phật, đồ thờ cúng hay đồ đồng mỹ nghệ cao cấp của Dương Quang Hà.
Liên hệ với Đúc đồng Dương Quang Hà theo địa chỉ:
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Hotline/Zalo/Viber: 0798.66.9999 - Đúc đồng Dương Quang Hà
Email: Mynghequangha@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/dodongduongquangha
Địa chỉ Showroom và VPGD:
Nam Định
- Khu A, đường 57A, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
- Lô 1, KCN Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
- Lô 2, KCN Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
Hà Nội
- Số 9 - B1, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
- 843 -845 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Hải Phòng: 1120 Trần Nhân Tông, Kiến An, Hải Phòng
Tp. Hồ Chí Minh: 84 Đường Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Đồ đồng mỹ nghệ Dương Quang Hà - Lưu truyền văn hoá Việt
Website: https://duongquangha.com/