icon icon icon icon

Phân biệt chiêng - chuông - khánh bằng đồng chuẩn nhất

Đăng bởi Nguyễn Đăng Dương vào lúc 11/02/2022

Chiêng, chuông, khánh là những pháp khí rất phổ biến tại các nhà thờ, đền, chùa, miếu mạo. Mỗi pháp khí lại mang một ý nghĩa riêng biệt và được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng đúc đồng Dương Quang Hà tìm hiểu những điểm giống - khác nhau cũng như ý nghĩa của chiêng, chuông, khánh bằng đồng trong quan niệm thờ cúng nhé.

Chuông đồng là gì?

Chuông đồng được xem là biểu tượng, là pháp khí gắn liền với đạo Phật trong văn hoá phương Đông và của Thiên Chúa giáo trong văn hoá phương Tây.

Chuông đồng thường có hình chiếc cốc úp ngược, bên trong có một quả lắc, lòng rỗng với nhiều kích thước khác nhau.

Tại các đền, chùa, nơi thờ tự…, tiếng chuông vang lên như thay cho lời giảng pháp, lời gợi nhắc để mỗi phật tử quay trở về với chân tâm của mình. Lắng nghe tiếng chuông sẽ giúp mỗi chúng ta giảm bớt u phiền, giảm bớt cái tham, sân, si vốn đã ẩn chứa nơi tâm thức.

Tại các nhà thờ công giáo, tiếng chuông là âm thanh của sự yên lành, thanh bình, thánh thiện. Chuông nhà thờ thường được vang lên nhằm thông báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các sự kiện quan trọng.

Chuông trong Phật giáo

Trong Phật giáo, có ba loại chuông điển hình thường được sử dụng đó là Đại hồng chung, Chuông báo chúng và Gia trì chung.

Đại hồng chung: Đây là loại chuông có kích thước và trọng lượng lớn. Chuông Đại hồng chung được sử dụng để đánh vào đầu ngày hoặc lúc gần sáng. Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người thức tỉnh, sống bình an để vượt qua mọi khổ đau.

Chuông báo chúng: Chuông báo chúng còn được gọi là Tiểu chung, là loại chuông có kích thước chỉ bằng khoảng 1/2 đại hồng chung. Chuông báo chúng thường được dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc họp đại chúng, giờ chấp tác, thọ trai, giờ bái sám trong các tự viện.

Gia trì chung (hay còn gọi là chuông gia trì): Là loại chuông dùng trong khi làm lễ tụng niệm hay làm hiệu lệnh cần thiết khi bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng. Tiếng chuông Gia trì giúp mọi người tham gia buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn.

Chuông gia trì cũng được sử dụng rất nhiều trong thờ tự tại gia.

Chuông của nhà thờ

Chuông đồng nhà thờ thường có kích thước nhỏ hơn so với chuông chùa, Phật giáo. Chuông nhà thờ như một chiếc nón trụ, miệng phình ra dần dần nhỏ lại trên đỉnh, phần quai chuông được đúc dày để tạo sự chắc chắn khi treo. Chuông nhà thờ có hình dáng ngắn hơn chuông chùa.

Chuông nhà thờ cũng có quả chuông được thiết kế bên trong chiếc chuông. Quả chuông này sẽ làm nhiệm vụ gõ vào thành chuông để tạo ra âm thanh khi chuông được rung lên.

So với chuông đồng của Phật giáo thì chuông đồng nhà thờ thường ít hoa văn, hoạ tiết hơn.

Chiêng là gì?

Chiêng đồng cũng là một pháp khí sử dụng nhiều trong các nghi lễ tôn giáo. Chiêng đồng có thể được làm từ nhiều chất liệu đồng khác nhau như đồng nguyên chất, đồng vàng…

Chiêng đồng có hình dáng phổ biến là hình nón quai thao, và ở giữa tâm có núm hoặc cũng có loại không có núm. Đường kính của chiêng đồng thường dao động ở khoảng từ 20cm cho tới 60cm.

Chiêng đồng có thể được chế tác trơn hoặc với nhiều hoạ tiết khác nhau tuỳ theo quan niệm phong thuỷ, văn hoá của từng vùng miền.

Khánh là gì?

Khánh đồng cũng là một loại pháp khí quan trọng trong quan điểm của Phật giáo. Khánh có hình dáng nguyên thủy là 2 bên đầu rũ xuống như cái bảng, ở giữa có núm để gõ phát ra tiếng.

Trong nhà Phật, ngoài chiếc khánh đồng to đặt tại lầu riêng, các tăng ni sẽ có chiếc khánh hình giống cái bát.

Cũng giống như chuông, khánh được chia làm ba loại như sau:

Khánh tròn: Hình như cái bát, phần nhiều được dùng đồng sắt đúc thành. Khánh tròn để ở phía Đông của chánh điện, khi cử hành pháp hội, hoặc thời khóa tụng niệm thì thầy Duy na đánh, khánh tròn có hai loại lớn nhỏ khác nhau.

Khánh dẹp: Hình như vân bảng, phần nhiều dùng đá hoặc kim loại làm thành. Khánh dẹp thường treo ở ngoài hành lang phương trượng, dùng để đánh khi có việc cần thông báo.

Khánh tay: Lại gọi là dẫn khánh, hình bán cầu, dùng đồng đúc thành, ở dưới đáy có khoan lỗ gắn cán bằng đồng hoặc bằng gỗ dùng thanh bằng đồng hoặc bằng sắt để gõ.

Mua chuông đồng, chiêng đồng, khánh đồng ở đâu?

Chuông đồng, chiêng đồng, khánh đồng là những pháp khí quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo, hoạt động thờ tự. Vì vậy, những pháp khí này cần được chế tác tỉ mỉ, chất lượng bởi những cơ sở đúc đồng uy tín.

Với 30 năm kinh nghiệm trong đúc đồng, đúc đồng Dương Quang Hà tại Ý Yên, Nam Định sẽ là địa chỉ đúc chuông đồng, chiêng đồng, khánh đồng cũng như các pháp khí khác uy tín, tin cậy nhất.

Hiện nay, đúc đồng Dương Quang Hà đã thực hiện đúc hàng ngàn quả chuông, chiếc chiêng, khánh đồng cho rất nhiều các đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ trên khắp cả nước. Sản phẩm chuông đồng, chiêng đồng, khánh đồng do các nghệ nhân của đúc đồng Dương Quang Hà thực hiện đều vô cùng tinh xảo, chất lượng.

Ngoài những vật phẩm được đúc sẵn, đúc đồng Dương Quang Hà cũng thực hiện việc đúc theo yêu cầu, tới đúc tại cơ sở thờ tự… theo nhu cầu. Quý khách hàng quan tâm có thể liên hệ đúc chuông đồng, chiêng đồng, khánh đồng hoặc các pháp khí khác tại Dương Quang Hà theo địa chỉ:

Trụ sở Công ty và Xưởng SX:

Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định

Hotline/Zalo/Viber: 0798.66.9999 - Đúc đồng Dương Quang Hà

Email: Mynghequangha@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/dodongduongquangha

Địa chỉ Showroom và VPGD:

Nam Định:

Khu A, đường 57A, Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Lô 1, KCN Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Lô 2, KCN Thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

Hà Nội:

Số 9 - B1, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

843 -845 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Hải Phòng: 1120 Trần Nhân Tông, Kiến An, Hải Phòng

Tp. Hồ Chí Minh: 84 Đường Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Tags : chiêng đồng chuông đồng khánh đồng đồ đồng dương quang hà

DỰ ÁN

0798.66.9999