icon icon icon icon

Lễ đúc tượng Thần Hoàng Làng tại Bình Lục, Hà Nam

Đăng bởi Nguyễn Đăng Dương vào lúc 12/10/2019

Tượng Thần Hoàng Làng và ý nghĩa

Ở các làng xã nông thôn Việt Nam, Thành hoàng là một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Thờ cúng Thành hoàng cũng giống như thờ cúng tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam.

Thuật ngữ Thành hoàng là một từ Hán Việt: “Thành hoàng có nghĩa là thành hào, hào có nước gọi là trì, không có nước gọi là hoàng. Đắp đất làm “thành”, đào hào làm “hoàng”. Thành hoàng của các làng Việt cổ không chỉ và không phải lúc nào cũng thờ vị thần bảo vệ thành hào của làng, mà chủ yếu thờ những người có công với dân với nước, người có công lập ra làng, người có công truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng, hoặc là một ông quan tốt (và một số vị tà thần – nhưng số này không nhiều).

Lễ đúc tượng Thần Hoàng Làng tại Bình Lục, Hà Nam

Việc thờ Thành hoàng của nhiều làng xã Việt Nam đôi khi là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mưa). Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm Thành hoàng làng mình là những vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Một số làng thờ vị có công truyền dạy cho dân làng một nghề thủ công nào. Một số làng thờ những quan lại phương Bắc đã từng cai trị nước ta…

Nói chung, hầu hết các làng đều thờ hai loại Thành hoàng, trong đó một vị là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc người có công với làng. Điểm đặc biệt của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của các làng Việt cổ là ở chỗ, dù thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần, dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chặt chẽ hay cởi mở, dù dân làng giàu sang hay nghèo túng,.. thì nhân vật được dân làng thờ làm Thành hoàng vẫn không thay đổi, mà tồn tại mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác.

Lễ đúc tượng Thần Hoàng Làng tại Bình Lục, Hà Nam

Vai trò và ý nghĩa của Thành hoàng với đời sống

Trong tín ngưỡng Thành hoàng, người Việt lấy Kính làm cơ sở cơ bản trong ứng xử với cái Thiêng vì mục đích chung là cầu An, cầu cho mọi việc đều bình yên vô sự, không bị các thế lực Thiêng phá hại. Thành hoàng làng là vị thần bảo hộ, là người cứu dân làng khỏi các khổ nạn do những thế lực Thiêng khác gây ra.

Tuy ngày nay, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, con người đã lý giải được những khoảng trống trong nhận thức, những bất công về mặt xã hội, những bất trắc, may, rủi trong cuộc sống nhưng tín ngưỡng Thành hoàng vẫn có những vai trò nhất định không thể phủ nhận đó là:

  • Vai trò liên kết cộng đồng
  • Duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống:
  • Là chỗ dựa tinh thần vững chắc

Lễ đúc tượng Thần Hoàng Làng tại Bình Lục, Hà Nam

Tượng Thành Hoàng Làng ở Bình Lục, Hà Nam do Dương Quang Hà thực hiện có gì đặc biệt

Được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất 100%, cực kỳ chất lượng và đảm bảo về thẩm mỹ. Bức tượng có chiều cao 1m5, cân nặng lên tới 400kg. Thần thái bức tượng toát lên vẻ uy nghiêm, quyền lực nhưng lại vô cùng gần gũi và thân quen.

Sản phẩm tượng đồng Thành Hoàng Làng được đúc, gia công chế tác, chạm khảm tất cả đều được làm thủ công bằng tay mang đến một tác phẩm đồng mỹ nghệ tinh xảo đến mức cao nhất, với những đường nét lưu loát, có giá trị thực sự cao của những nghệ nhân, những người thợ tài hoa từ làng nghề đúc đồng Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định.

Lễ đúc tượng Thần Hoàng Làng tại Bình Lục, Hà Nam

Quy trình sản xuất tượng đồng Thành Hoàng Làng:

  • Tạo mẫu
  • Dấp khuôn
  • Đúc
  • Chạm tỉa
  • Hoàn thiện

Nếu có nhu cầu về đúc tượng đồng, các sản phẩm đồng mỹ nghệ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Ngoài ra, Dương Quang Hà còn nhận mạ vàng 24k, thiếp vàng 9999 lên bề mặt của sản phẩm với yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như sự tỉ mỉ của quy trình mạ vàng, thiếp vàng.

Lễ đúc tượng Thần Hoàng Làng tại Bình Lục, Hà Nam

DỰ ÁN

0798.66.9999